Gợi ý các địa điểm đi lễ đầu năm gần Hà Nội

Đi lễ đầu năm là một trong những truyền thống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam mỗi dịp chào đón một năm mới tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến các địa điểm để tìm đến.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số nội dung liên quan đến vấn đề Địa điểm đi lễ đầu năm gần Hà Nội.

Lễ đầu năm là gì

Trước khi lưu lại những Địa điểm đi lễ đầu năm gần Hà Nội thì các bạn hãy cùng chúng tôi hiểu đúng về truyền thống lễ đầu năm của dân tộc ta.

Đi lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa tinh túy trong đời sống tinh thần của người Việt. Vào ngày mồng một hay ngày rằm hàng tháng, đặc biệt là những ngày lễ, Tết, nhiều người thường tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Mọi người cầu may mắn trong đêm giao thừa, sống khỏe mạnh và có được hạnh phúc. Hầu hết người Việt đi lễ chùa theo truyền thống từ gia đình, do đó các hoạt động đi lễ tới các ngôi chùa, đền đầu năm đã trở thành hoạt động diễn ra một cách tự nhiên.

Lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa của dân tộc
Lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa của dân tộc

Với lòng thành tâm, mọi người đến chùa đề mong muốn tìm được sự bình yên cho gia đình và trải nghiệm, tham quan quanh cảnh của chùa để bình tâm. Từ đó, các bạn có thể tìm thấy nguồn năng lượng tích cực hơn cho cuộc sống.

Trong một không gian thanh thịnh, phảng phất hương khói hương và màu sắc của ánh đèn hoa đăng, bước đến cổng Phật đường sẽ khiến mỗi người trong chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

>> Xem thêm:

Địa điểm đi lễ đầu năm gần Hà Nội

Mỗi dịp Tết đến xuân sang, các địa điểm này lại được “săn lùng” và tìm kiếm. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua một số địa điểm nổi tiếng sau đây:

Đi lễ đầu năm tại Hà Nội

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ được coi như một trong những địa điểm linh thiêng nhất trong hệ thống đền, chùa của Hà Nội được nhiều du khách thập phương trong và ngoài nước tìm đến để thắp hương, cầu phúc, cầu lộc.

Trong hệ thống đền thờ ở Việt Nam, Chua Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Liễu Hạnh Thánh Mẫu, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử và Thánh Gióng) bốn vị thánh có nguồn gốc lâu đời, có từ bao đời ngay, là truyền thống của dân tộc ta.

Phủ Tây Hồ là một ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh nằm tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam
Phủ Tây Hồ là một ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh nằm tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam

Các điện thờ Mẫu nói riêng thường có ba tượng nữ thần đặt cạnh nhau, đây là địa điểm du lịch tâm linh thiêng đầu năm, mỗi dịp Tết đến xuân về, Phủ Tây Hồ luôn đón một năng lượng lớn du khách đổ về đây không chỉ để cầu may, cầu tài lọc mà còn có thể ngắm cảnh đẹp Tây Hồ.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc hơn 1.500 năm tuổi được coi là ngôi chùa cổ nhất và linh thiêng nhất. Là điểm tâm linh nổi tiếng của du lịch Hà Nội và được xếp vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất trên Thế giới.

Vào dịp đầu năm, người ta không chỉ đến để cầu bình an mà còn đến thăm chùa và Hồ Tây vào mùa xuân. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc pha trộn giữa sự uy nghiêm và cổ kính với tầm nhìn duyên dáng ra mặt hồ rộng lớn.

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, chùa có lịch sử gần 1500 năm
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, chùa có lịch sử gần 1500 năm

Đặc biệt, đến với chùa Trấn Quốc, các bạn còn có thể được chiêm ngưỡng tòa tháp sen hình lục giác 11 tầng, cao 15 mét. Mỗi tầng của chùa có sáu cửa vòm, trong mỗi ô đều có tượng Phật A Di Đà bằng đá quý rất uy nghi.

Với phong cảnh đẹp mê hồn, chùa Trấn Quốc là điểm đến của các phật tử và các du khách tập phương.

Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu Quốc Tử Giám được mệnh danh là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng của thủ đô, mà còn là nơi chứa đựng những tinh hoa của thời đại phong kiến, từ xa xưa lưu giữ giá trị truyền thống.

Kiến trúc quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội
Kiến trúc quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội

Đi lễ đầu năm gần Hà Nội

Hà Nam – Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc thuộc Quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc. Đây cũng là ngôi chùa lớn nhất Thế giới tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2019, khi đến Tam Chúc hành lễ đâu năm, các bạn đừng quên ghé thăm những ngôi chùa hữu tình sau Điện Tam Bảo, Chùa Ngọc, Điện Thờ Pháp Chủ Mâu Ni và Vườn Kinh. Lễ đầu năm thường được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm tại Chùa Tam Chúc.

Tam Chúc là một quần thể chùa rộng lớn tọạ lạc giữa núi rừng
Tam Chúc là một quần thể chùa rộng lớn tọạ lạc giữa núi rừng

Quảng Ninh – Yên Tử và Chùa Đồng

Yên Tử được coi là thánh địa đối với Phật giáo Việt Nam, nơi đặt những viên gạch đầu tiên và giữ một vị trí không thể thay thế trong lòng người Phật tử nước ta. Khi đi du lịch lễ hội tâm linh đầu năm mới, không thể bỏ qua Quần thể chùa Yên Tử.

Không chỉ có phong cảnh đẹp, chùa Yên Tử còn có hệ thống chùa mang đậm kiến trúc Phật giáo
Không chỉ có phong cảnh đẹp, chùa Yên Tử còn có hệ thống chùa mang đậm kiến trúc Phật giáo

Các bạn có thể được thưởng ngoạn cảnh sắc hùng vĩ và thành tâm cầu nguyện những điều tốt lành trong năm mới mà mình mong muốn và những ước nguyện cho gia đình, ông ba cha mẹ.

Ninh Bình – Chùa Bái Đính

Nằm trong Quần thể di sản Tràng An – Ninh Bình, đầu năm 2023 các bạn có thể đến thăm chùa Bá Đính, một trong những ngôi chùa lớn nhất cả nước. Ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á, trong đó có tượng Phật bằng vàng lớn nhất, hành lang tại đây cực kỳ dài và rộng.

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á

Chùa Ba Vàng

Đây là một ngôi chùa nổi tiếng khác ở Quảng Ninh, ngôi chùa được xây dựng với cấu trúc đơn giản bằng gỗ từ thời vua Lê Dụ Tông. Ngày nay chùa được xây dựng với quy mô hoành tráng và là trung tâm của Phật giáo miền Bắc.

Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Trong chùa còn có nhiều pho tượng pháp khí bằng gỗ lớn và có giá trị cao như Phật Thích Ca, Ông Ác, Phật Quan Âm và Ông Thiện.

Đi lễ đầu năm gần Hà Nội cần lưu ý những gì

Phong thủy Bát Trạch cho rằng thờ tượng Phật, tượng Phật là phúc tinh, hay thịnh vượng. Khi con người chạm vào nó, nó sẽ tạo ra nguồn khí không tốt, làm mất đi sự tỉnh táo và phát ra sát khí và người đó phải gánh chịu hậu quả.

Những người không tuân theo quy tắc mà sờ vào tượng hoặc những người bỏ tiền vào bàn thờ Phật, tượng Phật sẽ đem lại điều không may mắn. Nếu các bạn muốn đóng góp thì hay để tiền vào các hòm từ thiện có trong chùa.

Khi đến lễ đầu năm tại các Đền, Chùa, Phủ các bạn phải chú ý đến lời ăn, tiếng nói và trang phục
Khi đến lễ đầu năm tại các Đền, Chùa, Phủ các bạn phải chú ý đến lời ăn, tiếng nói và trang phục

Khi các bạn đến các đền, chùa hay phủ không nên tự ý lấy đồ tại đây mang về, theo kinh Phật thì nhân quả nhỏ mà lớn thành tâm cúng dường, thưởng lớn cho dù cúng tế nhỏ hay lớn mà ăn trộm những vật ở chùa mang về là không nên.

Đặc biệt, các bạn cần chú ý trang phục, lời ăn tiếng nói kho đang trong khuôn viên của các địa điểm này.

Các Địa điểm đi lễ đầu năm gần Hà Nội trong bài viết hôm nay đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết hôm nay. Đây sẽ là gợi ý quan trọng trong quá trình lựa chọn địa điểm đi lễ đầu năm năm 2023 này. Hãy đưa ra lựa chọn phù hợp và có sự khởi đầu năm mới một cách thuận lợi các bạn nhé!

Share This Post