Cơ hội cho thị trường cà phê Việt Nam

Trong giai đoạn nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch, các ngành kinh doanh dường như cần nhiều thời gian để có thể quay lại thị trường. Tuy nhiên, với thị trường nông và riêng đối với thị trường cà phê vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định. Đây là cơ hội để thị trường cà phê Việt Nam phát triển trong năm 2022.

Bên cạnh đầu tư Forex đầy tiềm năng, thị trường cà phê cũng chính là một điểm sáng cho các nhà đầu tư khai thác. Với thị trường cà phê, nhà đầu tư có thể đầu tư sản xuất, phát triển kinh doanh, đầu tư chuỗi cung ứng hoặc đầu tư bằng cổ phiếu, CFD.

Giao dịch CFD được các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm yêu thích, bởi vì với thị trường CFD bạn không cần phải thực sự mua cà phê mà vẫn có thể theo dõi và đầu tư vào thị trường đang phát triển này. Ngoài ra, với lợi thế của đòn bẩy, đầu tư CFD mang lại tỷ lệ sinh lời cao hơn các hình thức đầu tư khác cho nhà đầu tư.

Thị trường cà phê Việt Nam tăng trưởng ổn định

Giá cà phê dao động theo chiều hướng tăng từ giai đoạn cuối năm 2021 và giữ ổn định trong khoản đầu năm nay. Mặt hàng chính của Việt Nam – cà phê Robusta đã đạt mức giá cao nhất trong vòng 9 – 10 năm trở lại đây. Nhờ các yếu tố hỗ trợ về giá vẫn duy trì ổn định, các chuyên gia dự đoán đà tăng trưởng giá cà phê trong năm 2022 vẫn chưa dừng lại.

Theo ước tính Cục Xuất – Nhập khẩu, trong tháng 2/2022, cà phê của Việt Nam đạt sản lượng xuất khẩu 130 nghìn tấn, trị giá đạt 304 triệu USD, so với tháng 2/2021 đã tăng 5,7% về lượng và tăng 40% về trị giá. Nhưng vẫn thấp hơn so với kỳ tháng 1/2022, cụ thể giảm 20,4% về lượng và giảm 18% về trị giá.

Một yếu tố khách quan, thời tiết và dịch bệnh đã giúp ích rất nhiều cho thị trường cà phê tại Việt Nam. Khí hậu thay đổi và tình hình dịch bệnh khó khăn là nguyên nhân đẩy giá cà phê tăng mạnh. Trong đó, cà phê Arabica được khách hàng chú ý hơn nên tạo tác động mạnh đến thị trường Việt Nam.

Cà phê Việt Nam đón nhận cơ hội

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị trì trệ trong một khoảng thời gian rất dài và chưa hoàn toàn khôi phục do đại dịch. Hơn nữa, tại Brazil, sản lượng cà phê Arabica trong năm vừa rồi giảm đáng kể do ảnh hưởng bởi những đợt hạn hán và sương giá. Mức giá của Robusta của nước ta được kéo tăng cao nhờ sự tăng giá Arabica. 

Khi giá cà phê Arabica lên quá cao cũng như do mất mùa mà nguồn cung bị thiếu hụt, nhiều nhà sản xuất, rang xay cà phê phối trộn giữa A và Ro để hạ bớt giá thành sản phẩm. Từ đó, đáp ứng được lượng nhu cầu tiêu dùng lớn. Trong thời gian dài, điều này đã vô tình làm thay đổi thói quen, khẩu vị của khách hàng, giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn.

caphevietnam

Bên cạnh đó, từ sau đại dịch nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà, đặc biệt là cà phê hòa tan có phần gia tăng đáng kể. Mà Robusta là cà phê của Việt Nam là nguyên liệu chính cho cà phê hòa tan, vì thế nguồn cầu tăng nhanh. Có thể thấy, chỉ riêng cà phê nội địa trong nước giai đoạn cuối năm 2021 đã có giá từ 40.700 – 41.500 đồng/ký.

Tóm lại, nguồn cầu ngày càng tăng cũng như sự tăng trưởng mạnh của Robusta sẽ giúp cà phê Việt Nam khẳng định tên tuổi và xác định vị thế trên bản đồ cà phê thế giới. Từ đó mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp nước ta đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.

Cà phê Việt Nam có tiềm năng phát triển trong thời gian tới

Hiện tại, thị trường châu Âu đang có nhu cầu cao về cà phê chế biến cũng như cà phê đạt chất lượng cao. Vì vậy, cơ hội cho cà phê đến từ thị trường Việt Nam là rất lớn. Bên cạnh đó, Arabica vốn đã có mức giá đắt đỏ kèm theo nguồn cung bị giảm mạnh, rất có thể trong năm 2022, Robusta sẽ cướp đi vị thế độc tôn đó. Vì thế, cà phê Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu là rất lớn.

Bộ Công Thương dự đoán việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước châu Âu sẽ trở lại trong năm 2022. Vì nhờ vào hiệp định EVFTA cam kết bỏ thuế cho tất cả các sản phẩm cà phê xuống mức thấp nhất 0%, cà phê Việt Nam sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn tại thị trường châu Âu. Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết các FTA với nhiều thị trường đều mở cửa cho các sản phẩm cà phê qua chế biến của Việt Nam ở mức thuế ưu đãi từ 0 đến 5%.

xuatkhaucaphe

Một dấu hiệu khởi sắc cho các ngành hàng xuất khẩu là chi phí logistics hay vận chuyển bằng container trong năm nay chắc chắn sẽ được cải thiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thông qua hàng hóa. Chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy trong năm ngoái và đang được nối lại trong năm nay sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng lượng hàng xuất khẩu.

Share This Post