Liên Hợp Quốc là một trong những tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy kinh tế – xã hội của các quốc gia phát triển. Liên Hợp Quốc đã thành lập rất nhiều tổ chức khác nhau đại diện cho những linh vực kinh tế – xã hội quan trọng giúp các quốc gia duy trì được sự phát triển và ổn định. Trong đó có Tổ chức liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp (FAO), duỳ trì nguồn cung lương thực phân phối đều khắp thế giới.
Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và quá trình thành lập của FAO, chúng ta hay cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Tổ chức Liên Hợp Quốc về Lương thực và Nông nghiệp (FAO)
Tổ chức Liên Hợp Quốc về Lương thực và Nông nghiệp được viết tắt là FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations), hay còn được gọi là Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc. Tổ chức được thành lập tại Canada vào ngày 16 tháng 10 năm 1945, với cai trò là cơ quan chuyên môn của UN (Liên Hợp Quốc). Vào năm 1951 trụ sở chính của tổ chức được đặt tại Washington DC, Mỹ nay được chuyển về Roma, Ý.
Tính đến tháng 5 năm 2015, FAO có tổng cộng 194 thành viên, hầu như đều có trụ sở, cơ quan tại các quốc gia. Từ ngày thành lập đến nay, tổ chức đã nổ lực rất nhiều để đảm bảo được nguồn cung lương thực đều đặn đến tất cả các quốc gia thành viên. Không chỉ thế, với những nước chưa là thành viên cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ phần nào từ Liên hợp quốc.
Việc đảm bảo lương thực, thực phẩm đầy đủ là điều mà chính phủ các quốc gia đều luôn hướng tới vì chúng góp phần đảm bảo được cuộc sống ấm no, đầy đủ cho người dân. Ngoài nhu cầu về an toàn, có chỗ ở thì nhu cầu ăn uống cũng vô cùng cần thiết, được ăn no mặc ấm tạo điều kiện cho người dân có sức khoẻ thật tốt, đảm bảo năng suất làm việc ổn định.
Tổ chức về lương thực và nông nghiệp còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp ở nhiều quốc gia. Để đảm bảo nguồn cung thực phẩm đầy đủ thì nhân lực và vật lực sản xuất là hai yếu tốt chủ chốt. Những nhân công lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm sẽ góp phần tăng năng suất làm việc, duy trì nguồn dự trự lương thực dồi dào cho thế giới.
Mục đích hoạt động của FAO
Mục tiêu cơ bản nhất mà FAO hướng đến chính là “Nâng cao mức sống cũng như mức dinh dưỡng của nhân dân các nước thành viên”. Trước đây ở thời gian chiến tranh còn nhiều khó khăn thì các quốc gia chỉ đặt mục tiêu đủ ăn đủ mặc. Khi thế giới lập lại hoà bình, nhu cầu về cuộc sống của con người ngày càng cao, không dừng ở đủ ăn đủ mặc mà còn là ăn no mặc ấm, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nhu cầu càng có thì chất lượng cuộc sống của người cũng được nâng cao hơn từ đây thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.
Mục tiêu cơ bản thứ hai mà FAO muốn hướng đến là “Nâng cao hiệu quả của việc sản xuất lương thực và nông sản”. Bắt nguồn từ nhu cầu thiết yếu ngày càng nâng cao của người dân, bắt buộc những nhà cung cấp lương thực cũng phải đổi mới để đáp ứng đủ và cao hơn cho nhu cầu này. Vì thế FAO đã đưa ra rất nhiều chính sách để hỗ trợ các thành viên nâng cao hiệu sản xuất, xuất khẩu nông nghiệp đảm bảo nguồn cung lương thực dồi dào.
Mục tiêu cơ bản cuối cùng, FAO hướng đến là “Góp phần vào việc phát triển kinh tế thế giới và giải phóng nhân dân khỏi nạn đói”. Tuy ở xã hội hiện nay vấn đề nạn đòi đã không còn nhưng còn rất nhiều khu vực trên thế giới vẫn còn chưa thể thoát khỏi sự đói nghèo. Vẫn còn rất nhiều khu vực cần được hỗ trợ không chỉ về lương thực mà còn về kinh tế, y tế, giáo dục. Kinh tế thế giới có ổn định, người dân có cuộc sống an yên hay không là nhờ một phần vào sụ góp sức của FAO.
Vai trò quan trọng của FAO
Đối với nền kinh tế nước ta
Việt Nam đã trở thành một thành viên của FAO từ năm 1950 dưới thế chế của Quốc gia Việt Nam, sau đó chính thức trở thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đặt trụ sở tại Hà Nội. Trong hơn 30 năm hợp tác và đồng hành cùng nhau, FAO đã góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu lương thực, nông nghiệp tại nước ta. Nhờ sự trợ giúp từ FAO mà Việt Nam đã hoàn thành được rất nhiều dự án, chính sách về phát triển nông nghiệp, thuỷ, hải sản,…
Hơn cả thế nước ta dần trở thành đối tác xuất khẩu của rất nhiều quốc gia nước ngoài khác. Tổng lượng xuất khẩu hằng năm của Việt Nam luôn đứng nhất nhì Đông Nam Á về gạo và một số loại hạt khác. Từ những số liệu thực tế qua từng năm cho thấy rằng sự phát triển ngày càng đi lên của nước ta nhờ có sự hỗ trợ từ các tổ chức của Liên Hợp Quốc.
Đối với nền kinh tế thế giới
Để có thể duy trì lượng cung lương thực đầy đủ cho hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới thì đó là một điều không hề dễ dàng một tí nào. Nhưng FAO đã làm rất tốt trách nhiệm và mục tiêu của bản đã đề ra từ ngày đầu thành lập. Hầu như 194 nước thành viên được có mức sống từ trung bình trở lại, ngay cả những nước chậm phát triển cũng đã xoá hẳn nạn đói trong hơn 10 năm trở lại đây.
Không còn quốc gia thành viên nào phải sống trong hoàn cảnh khang hiếm lương thực, y tế. Những nơi thiếu thức ăn sẽ đuọc FAO chi viện hỗ trợ tối đa, tạo mọi điều kiện để quốc gia đó có thể tự cung lương thực. Từ ngày thành lập đến hơn nay, FAO đã chứng tỏ được vị thế của mình thông qua số liệu thu thập từng này, duy trì được lượng dự trữ lương thực, đẩy mạnh năng suất sản xuất ở nhiều nước nông nghiệp.
Mỗi tổ chức đóng một vai trò trong khối vận hành các hoạt động của kinh tế – xã hội của thế giới. Để điều phối mọi hoạt động của xã hội chúng từng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, tổ chức khác nhau. Mục tiêu chúng hướng đến vẫn là sự ấm no, hạnh phúc, an toàn cho người dân toàn thế giới. Đưa sự văn minh của con người đến một tầm cao mới, tân tiến và hiện đại hơn thật nhiều.