Liên hợp quốc ngoài thành lập rất nhiều tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, bảo trợ cho thiếu nhi, phụ nữ,…Còn thiết lập rất nhiều chương trình phát triển, phát động nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ kinh tế – xã hội cho người dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta hiểu rõ được cơ chế hoạt động cũng như mục tiêu chính mà UNDP mang lại cho các quốc gia.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và những lợi ích mà chương trình mang lại cho công dân thế giới.
Tổng quan về Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP)
Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc được viết tắt là UNDP (United Nations Development Programme) được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1965. Vì sao đoàn thể này có tên là chương trình phát triển không giống với các quỹ hay hội thành viên khác do Liên Hợp Quốc tài trợ? Nguồn gốc là do chương trình này được hợp nhất từ Quỹ đặc biệt của UN và Chương trình mở rộng hỗ trợ kỹ thuật EPTA (Expanded Programme of Technical Assistance) được thành lập năm 1949.
Từ hai tổ chức lớn này thống nhất trở thành UNDP để tránh sự trùng lập với mục tiêu của hai đoàn thể trước đó. EPTA trước đây có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia kém phát triển hoặc phát triển chậm, còn hoạt động của Quỹ đặc biệt là hỗ trợ về kinh tế và chính trị cho các quốc gia thành viên. Khi hợp nhất hai đoàn thể này Liên Hợp Quốc sẽ dễ dàng kiểm soát hoạt động và nắm bắt được tình hình phát triển của tất cả các nước thành viên.
Thực tế mục tiêu chung của tất cả các hội nhóm, đoàn thể do UN thành lập vẫn là hướng đến sự ổn định, phát triển của kinh tế thế giới. Nhờ có sự hỗ trợ này mà các nước khó khăn có thêm điểm tựa tinh thần, được giúp đỡ về mọi mặt đời sống. Thông qua những chính sách, chủ trưng của UN mà thế giới có được sự ổn định, các nước tương trợ giúp đỡ lẫn nhau không còn phân biệt giàu nghèo, màu da, tôn giáo.
Mục tiêu hoạt động của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP)
Hiện nay UNDP có mặt tại hơn 166 quốc gia trên toàn thế giới với nhiệm vụ chính là tuyên truyền, hỗ trợ đổi mới cơ chế của đời sống hiện đại. Mục tiêu chính mà UNDP đặt ra là giúp đỡ các quốc gia về các chính sách phát triển về kinh tế, nguồn lực hỗ trợ cho kế hoạch đổi mới cuộc sống. Chi phí để UNDP hoạt động là được bảo trợ từ các cá nhân hoặc các tổ chức trên thế giới.
Việc ổn định về kinh tế là tiền đề giúp cho các quốc nâng cao mức sống, mức thu nhập cho người dân. Khi chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao thì cũng kéo theo những phương diện khác trong nền kinh tế cũng phát triển theo. Điển hình như nhu cầu về thực phẩm ngon, sạch, đầy đủ dinh dưỡng tăng thì bắt buộc các nhà cung cấp cũng sẽ phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khi nguồn cung trong nước không đủ sẽ tạo cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài lấn sân vào các quốc gia, đẩy lượng nhập khẩu hàng hoá lên cao. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng việc điều phối kinh tế – tài chính vô cùng quan trọng. Một quốc gia phát triển là quốc gia có ổn định được đời sống của người dân, đẩy mạnh được sản xuất, mỗi một công dân đều được hưởng chính xác về y tế, giáo dục công bằng như nhau.
Sự công bằng trong một thể chế là điều vô cùng quan trọng dù là ở đất nước phát triển hay chậm phát triển. Để duy trì cho sự phát triển ổn định, công bằng, liêm chính thì Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc đã hỗ trợ tối đa về vấn đề tuyên truyền vận động. Trở thành cầu nối giữa các quốc gia cung cấp tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực trong công cuộc đổi mới cuộc sống hiện đại và ấm no hơn.
UNDP tại Việt Nam
Từ ngày tham gia vào UNDP, đoàn thể đã nỗ lực rất nhiều hỗ trợ Việt Nam xoá đói giảm nghèo, tất cả người dân đều đủ ăn đủ mặc và từ hộ khó khăn trở thành hộ có thu nhập ổn định. Ngoài ra củng cố, đưa ra những ý kiến xác thực và bổ ích hỗ trợ Nhà nước quản lý nguyên tác dân chủ. Mỗi một nền kinh tế ở từng thời kỳ đều sẽ trải qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố.
Điển hình là sự ảnh hưởng chung của kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ cũng sẽ bị khủng hoảng về kinh tế. Trong lúc khó khăn này thì UNCP sẽ là cánh tay đắc lực ngăn chặn những mầm móng khủng hoảng cũng như đưa ra nhiều kế hoạch phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Chỉ giúp đỡ về kinh tế thôi thì vẫn chưa đủ để nước ta ổn định được cuộc sống của người dần, đoàn thể còn giúp đỡ về cách chính sách quản lý năng lượng và môi trường. Bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng các năng lượng sạch sẽ là giải pháp giúp đỡ cho sức khoẻ cũng như cuộc sống của người dân.
Phải kể đến việc Chương trình Phát triển còn hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, cải thiện mạng lưới Internet tại Việt Nam tân tiến và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đổi mới chu trình sản xuất, nâng cấp máy móc kĩ thuật giúp cho nước ta trở thành một quốc gia nông nghiệp thế hệ mới. Lĩnh vực tiếp theo mà UNDP đã hỗ trợ chúng ta chính là về y tế sức khoẻ của cộng đồng.
Nêu cao chủ trương phòng chống bệnh HIV/AIDS, một căn bệnh thế kỷ mà cho đến hiện nay nó vẫn chưa có được phương pháp ngăn ngừa tuyệt đối. Không chỉ là HIV mà còn rất nhiều loại bệnh khác nhau, trong thời điểm hiện tại chính là địa dịch Covid. Để chung ta thoát khỏi bệnh dịch thì con đường duy nhất chính là sự đoàn kết dân tộc và toàn thế giới. Chúng ta phải biết trân trọng yêu thường lẫn nhau thì mới có ngày đẩy lùi được dịch bệnh.