Để có thể duy trì hoạt động và sự phát triển ngày nay của nước ta, thì sự đóng góp của các đoàn thể, cơ quan là điều quan trọng nhất. Trong số đó phải kể đến Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tuy hội đóng góp rất nhiều hoạt động trong suốt quá trình phát triển của Nhà nước nhưng lại rất ít người biết đến quá trình thành lập cụ thể cũng như chức năng, nhiệm vụ của hội.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về Hội cựu chiến binh Việt Nam:
Lịch sử thành lập Hội cựu chiến binh Việt Nam
Hội cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức xã hội – chính trị của các cực chiến binh từ các lực lượng vũ trang và bán vũ trang trong các cuộc chiến tranh giành thắng lợi qua các thời kỳ thành lập của nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó Hội cựu chiến binh còn là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Hoạt động và phát triển dựa trên đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp theo Hiến pháp của Nhà nước.
Để hiểu thêm về lịch sự thành lập của Hội, chúng ta nên biết rõ những cột mốc thời gian quan trọng dưới đây:
- Năm 1989: Thời điểm nước ta rút toàn bộ quân tinh nguyện viện trợ cho Campuchia về nước, song song đó Trung Quốc cũng thực hiện rút hết lực lượng chiếm đống tại một số vị trí về nước. Hoà bình đang dần mở ra cho mảnh đất Đông dương của chúng ta. Đây là thời điểm thích hợp và đã tập hợp đủ điều kiện chính đáng để thành lập một hội cựu chiến binh toàn quốc.
- Ngày 6/12/1089: Đã có văn bản Tờ trình của Ban bí thư, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IV) đã ra quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam.
- Ngày 3/2/1990: Theo Quyết định số 100-QĐ/TW của Ban Ban Bí thư Trung ương Đảng cho thành lập Hội CCB Việt Nam. Ban chấp hành Trung ương của hội được chỉ định gồm 31 đồng chí, đồng chí Thượng tướng Song Hào được chỉ định là chủ tịch, người sẽ trực tiếp điều hành, kết nạp thêm thành viên và phân phối các hoạt động của hội.
- Ngày 24/2/1990: Chính phủ cho pháp thành lập Hội cựu chiến binh Việt Nam.
- Ngày 14/4/1990: Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ra quyết định công nhận Hội CCB là thành viên chính thức của Mặt trận.
- Ngày 7/10/2005: Thường vụ Quốc hội công nhận pháp lệnh của Hội CCB.
Từ đó ngày 6/12 hằng năm trở thành ngày truyền thống của Hội CCB Việt Nam, là ngày tôn vinh những anh hùng, những người linh đã tham gia các cuộc chiến bảo vệ đất nước trong suốt thời gian chiến tranh. Có thể thấy rằng quyết định thành lập hội là một điều sáng suốt của Đảng, đáp ứng nhu cầu chính đang và kịp thời của những cựu chiến binh trong cả thời chiến lẫn thời bình.
- Xem ngay chương trình hỗ trợ thanh niên tại https://hotrothanhnien.com/
- Hành trình thanh niên khởi nghiệp tại: https://hanhtrinhthanhnienkhoinghiep.vn/
Những cột mốc quan trọng trong quá trình lịch sự hình thành hội đã cho chúng ta thấy rằng hội ra đời là nằm trong kế hoạch của Đảng và Nhà nước. Nhờ có sự ra đời này mà rất nhiều cựu chiến binh được hỗ trợ cả về vật chất lẫn tình thần, là điểm tựa tinh thần giúp họ có cuộc sống thời bình được hạnh phúc và ấm no.
Chức năng, nhiệm vụ của Hội cựu chiến binh Việt Nam
Chức năng
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng là đại diện nguyện vọng, nhu cầu, quyền lợi chính đáng của Cựu chiến binh. Hội còn có chức năng tham mưu giúp cấp Đảng uỷ có những quyết định phù hợp, làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết tất cả các cựu chiến binh trên toàn quốc. Ngoài ra, vì là một thành viên của MTTQ, hội CCB cũng tham gia vào hoạt động của cơ quan nhà nước.
Trong thời gian đại dịch hoành hành thì lực lượng CCB cũng tham gia hăng say vào công cuộc hỗ trợ, cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân. Hợp sức cùng đoàn thể y tế, lực lượng chủ chốt giúp đất nước kiểm soát tình hình dịch bệnh, sớm ngày trở lại hoạt động bình thường. Trong lúc nguy khó thì mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể đều sẽ cùng chung tay với Nhà nước giúp đỡ nhân dân, hướng đến mục tiêu chung là một Việt Nam khoẻ mạnh, vũng bền.
Nhiệm vụ
Tham gia vào công cuộc xây dựng Đảng, bảo vệ chính quyền, đập tan các âm mưu xâm lược, phản Nhà nước của một phần đông những thế lực thù địch. Chống lại các y kiến sai lệch chống lại đường lối của Đảng, thực hiện nghiêm những quyết định của Nhà nước về hoạt động chống quan liệu, tham nhũng, lãng phí của công, tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó còn giám sát các hoạt động vận hành của Nhà nước, kịp thời báo cáo để sửa chữa và thay đổi phù hợp.
Tham gia vào sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh của nước nhà. Có thể đưa ra những ý kiến với cơ quan chính quyền về việc xây dựng và tổ chức các quyết định, chính sách có liên quan đến Hội CCB Việt Nam. Hơn thế nữa Hội là nơi tập hợp, kết nạp những cựu chiến binh cùng nhau rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao lãnh đạo chính trị, tìm hiểu về đường lối, chính sách của Đảng.
Là nơi tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ tiếp tục phát huy tinh thần của “Bộ đội cụ Hồ”. Đưa ra những chính sách, kế hoạch chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, rèn luyện sức khoẻ. Tổ chức thêm nhiều hoạt động để các Cựu chiến binh tương trợ lẫn nhau, hỗ trợ cùng nhau vượt khó.
Hội sẽ phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, MTTQ, các cơ quan tuyên truyền giáo dục, quốc phòng để cùng nhau xây dựng đất nước. Đóng góp ý kiến về công cuộc kiến thiết, đường lối của Đảng giúp nước nhà vững mạnh và phát triển tốt hơn nữa.